Sơ lược về kali clorat KClO3
1. Kali Clorat KClO3 là gì?
Kali Clorat có công thức hóa học KClO3, là một hợp chất hóa học chứa oxy của clo hay hiểu đơn giản nó là muối của axit cloric.
Một số tên gọi khác: Potassium chlorate, kali chlorate, chlorate kali hay potcrate,…
2. Cấu tạo phân tử của KClO3
Công thức phân tử của Kali clorat KClO3
3. Tính chất vật lý của kali clorat
- Ở dạng tinh thể có màu trắng hoặc không màu
- Tan nhiều trong nước nóng nhưng ít tan trong nước lạnh và không tan trong cồn tuyệt đối
- Khổi lượng riêng: 2.32 g/cm3
- Điểm nóng chảy: 356 oC (629 K, 673 oF)
- Điểm sôi: 400 oC (673 K, 752 oF)
- Độ hòa tan trong nước: 3.13 g/100ml (ở 0 oC), 8.15 g/100ml (ở 25 oC), 53.51 g/100ml (ở 100 oC), 2930 g/100ml (330 oC)
4. Tính chất hóa học của kali clorat
Là một chất oxy hóa mạnh, có thể tác dụng với nhiều phi kim và kim loại như cacbon, photpho, nhôm, lưu huỳnh, magie,…
2KClO3 + 3S → 2KCl + 3SO2
KClO3 + 3Mg → KCl + 3MgO
5KClO3 + 6P → 5KCl + 3P2O5
5. Điều chế kali clorat
- Kali Clorat được điều chế bằng cách: cho KOH phản ứng với khí clo ở điều kiện nhiệt độ trên 80oC
6KOH + 3Cl2 → KClO3 + 5KCl + 3H2O
- Ngoài ta, còn có thể sản xuất Kali Clorat bằng cách điện phân dung dịch KCl 25% ở nhệt độ từ 70 – 75 oC
2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2
6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + H2O
>>> Kali Clorua KCl
Phương trình nhiệt phân KClO3
Phản ứng nhiệt phân là phản ứng phân hủy của các hợp chất hóa học xảy ra khi có sự xúc tác của nhiệt độ. Khi nhiệt phân KClO3 sẽ tạo ra khí O2 cùng muối kali clorua và tùy thuộc vào điệu kiện nhiệt độ sẽ thu được phương trình hay các sản phẩm khác nhau.
- Ở nhiệt độ 400 oC: tạo ra muối kali peclorat cùng kali clorua
4KClO3 → 3KClO4 + KCl
- Đối với nhiệt độ 500 oC: tạo ra khí oxi và muối kali clorua
2KClO3 → 2KCl + 3O2
- Ở nhiệt độ dưới 500 độ C, sản phẩm nhiệt phân tạo ra là kali clorua và oxy nhưng có sự tham gia của chất xúc tác MnO2.
Như vậy, khi nhiệt phân KClO3 sẽ tạo nên hai muối kali là muối clorat KClO4 (có tính oxy hóa) và muối clorua KCl (không có tính oxy hóa), nếu có sự tham gia của chất xúc tác MnO2 sẽ tạo ra muối KCl và O2.
>> Kali Nitrat KNO3 là gì? Muối kali nitrat có ở đâu trong tự nhiên?
Ngoài ra, đối với muối hipoclorit ClO– và muối clorit ClO2– cũng có phương trình nhiệt phân sau
2KClO → KClO2 + KCl
3KClO2 → 2KClO3 + KCl
4KClO3 → 3KClO4 + KCl
KClO4 → KCl + 2O2